Cháy nổ là một trong những tình trạng có thể xảy ra tại các mục tiêu bảo vệ, chính lẽ đó kỷ năng xử lý tình huống là một trong những nghiệp vụ cần thiết mà mỗi công ty bảo vệ cần phải trang bị cho nhân viên của mình.Công ty bảo vệ Hưng Cát Lợi cung cấp kiến thức Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy :
– Các nguyên tắc, quy định về phòng cháy, chữa cháy.
– Phát hiện và nhận biết cháy nổ.
– Các biện pháp phòng cháy và chữa cháy.
– Các tình trạng cháy nổ và sơ cấp cứu.v.v…
Bảo vệ Hưng Cát Lợi huấn luyện Phòng Cháy Chữa Cháy
Biện pháp xử lý:
Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về vụ cháy, nổ :
- Phải lập tức có mặt tại hiện trường, dùng hệ thống thông tin như điện thoại, bộ đàm thông báo tình hình vụ cháy cho các cấp quản lý mục tiêu và làm tín hiệu báo cháy như: bấm chuông báo cháy, đánh kẻng, trống, còi….
- Cắt lập tức cầu dao điện khu vực có cháy, nổ.
- Thực hiện việc chữa cháy theo phương án đã được lập cho mục tiêu.
Tham gia chữa cháy:
- Chữa cháy là công tác đặt lên hàng đầu khi nó xảy ra tại mục tiêu, do đó khi phát hiện ra cháy toàn thể nhân viên trong ca trực phải đưa nhiệm vụ chữa cháy lên hàng đầu tại mục tiêu. Dùng các dụng cụ và thiết bị có sẵn trong mục tiêu để tham gia chữa cháy như: cát, vải tẩm nước, bình chữa cháy, vòi rồng… Chữa cháy phải đúng phương pháp và sửa dụng đúng dụng cụ mới đem lại hiệu quả cao và không gây thương vong cho người tham gia chữa cháy. Phải chữa cháy với ý thức bảo vệ tài sản cho Chủ quản, tránh gây thêm tổn thất trong khi chữa cháy.
- Khi được lệnh phá cửa kho để vào chữa cháy, nhân viên Bảo vệ sau khi phá cửa phải mở cửa rộng và mở hết các cửa sổ (nếu có) để khói lửa tràn ra (khi trong kho đang có cháy lớn nếu vào ngay lập tức sẽ bị lửa táp vào người hoặc khói gây độc), sau đó dùng các bình chữa cháy phun vào nơi phát ra cháy, tiếp theo dùng vòi rồng phun vào gốc nơi ngọn lửa phát cháy. Dùng vải ướt che chắn các khu vực đồ gỗ lân cận để tránh cháy lan. Chuyển các tài sản dễ cháy ra khỏi kho nếu có thể.
- Khi lực lượng công an PCCC đến, bảo vệ sẽ phối hợp chữa cháy theo sự chỉ đạo của lực lượng này, không được tự ý hành động gây nguy hiểm cho tính mạng của bản thân và công việc chữa cháy không đem lại hiệu quả cao.
- Tìm cách sơ tán người bị thương và hướng dẫn nhân viên Chủ quản đến tập trung trung nơi an toàn.
- Phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, các lực lượng chữa cháy khác để dập đám cháy nhanh nhất.
Công tác cần thực hiện sau vụ cháy:
- Thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ hiện trường để phục vụ công tác điều tra và các công tác khác có liên quan sau này.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan chức năng làm việc về vụ cháy (Công an, Bảo hiểm…).
- Tăng cường công tác tuần tra tránh để kẻ gian lợi dụng thời điểm an ninh phức tạp để đánh cắp tài sản.
- Trong cuộc họp đánh giá rút kinh nghiệm sau vụ cháy cần đóng góp ý kiến xây dựng phân tích các việc làm được và chưa làm được sau cháy.